Cong ty Co phan Thuy san so 4
 
   
Chào mừng các bạn đến với website của chúng tôi.
 
Cong ty Co phan Thuy san so 4
 
    MENU
  SẢN PHẨM
      Mực
     
      Ghẹ
      SP Giá trị gia tăng
      Các sản phẩm khác
  TIN TỨC
  HỘP THƯ ĐIỆN TỬ
  LIÊN HỆ
    CHỨNG NHẬN

    LINK WEBSITES

 

 


 
 
"Bật đèn xanh" cho nhập nguyên liệu thuỷ sản (--)

(VietNamNet, 2/11/2007)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến đồng ý với đề xuất của Hiệp hội VASEP trong việc nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu về chế biến. Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm có quyết định về thuế suất nhập khẩu thủy sản nguyên liệu phù hợp.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ý kiến đồng ý với đề xuất của Hiệp hội VASEP trong việc nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu về chế biến. Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm quyết định về thuế suất nhập khẩu thủy sản nguyên liệu phù hợp.

Văn bản 1626, do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký ban hành, gửi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các bộ liên quan, nêu rõ, Nhà nước khuyến khích việc nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để phát huy thế mạnh của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, nhằm tạo thêm việc làm, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bộ NN-PTNT làm việc cụ thể với Bộ Tài chính để thống nhất trình Thủ tướng CP xem xét, quyết định về thuế suất nhập khẩu thủy sản nguyên liệu phù hợp với các cam kết quốc tế.

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu còn 0%

Trong văn bản gửi lên Chính phủ hồi đầu tháng 9/2007, Chủ tịch VASEP Trần Thiện Hải đã nêu lên thực trạng đáng báo động về việc thủy sản phát triển thiếu quy hoạch, đặc biệt mất cân đối giữa chế biến và cung ứng nguyên liệu. Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đang hoạt động dưới công suất thiết kế. Nhiều nhà máy chỉ phát huy được 30-50% công suất, gây lãng phí lớn về đầu tư.

Đầu tư chế biến thủy sản tăng nhanh đã kéo theo thiếu nguyên liệu trầm trọng cả về lượng và chất. Giải pháp trước mắt, theo Hiệp hội, là cho phép các DN thủy sản nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn, vì thực tế hiện nay suất đầu tư nhập khẩu nguyên liệu thủy sản rất thấp và khả năng quay vòng vốn cho 1USD ngoại tệ thu được cũng rất nhanh. Chính phủ nên thống nhất về mặt chủ trương và chỉ đạo việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho mục đích chế biến tái xuất và tiêu thụ nội địa thông qua các chính sách thích hợp... 

Về lâu dài, hiện khâu nuôi trồng thủy sản Việt Nam còn phát triển rất tự phát, cần phải gắn trách nhiệm của khu vực chế biến với nuôi trồng; đồng thời, cần quy định từ nay đến năm 2010, khi đầu tư nhà máy chế biến mới chỉ để sơ chế, các DN thủy sản phải đầu tư xây dựng vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu tập trung cho chính mình như một điều kiện kinh doanh. 

Ngoài ra, Hiệp hội cũng mong muốn có một đề án nhập khẩu nguyên liệu thủy sản, với hệ thống các chính sách ưu tiên và giảm thủ tục phiền hà. Theo đó, các thỏa thuận song phương với các nước có nguồn cung sẽ được ký kết để thuận tiện cho việc thu hút nguyên liệu. Chính phủ nên xem xét sớm điều chỉnh lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu thủy sản xuống 0% như nhiều nước trong khu vực (hiện nguyên liệu thủy sản Việt Nam nhập về thường bị đánh thuế 10%, 20%). 

Con số từ Bộ Thủy sản cũ cho thấy, Việt Nam hiện đang nhập khẩu thủy sản từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch nhập khẩu khoảng từ 90-100 triệu USD/năm, tương đương từ 4 đến 5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Thị trường cung cấp thuỷ sản chính cho Việt Nam là các nước châu Á như Ấn Ðộ (chiếm 26%), Trung Quốc (18%), Nhật Bản (11%), Hongkong (9%), ASEAN (18%), Ðài Loan (6%)... 

Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là tôm đông lạnh, cá đông lạnh, trong đó, tôm đông lạnh chiếm trên 70%, cá đông lạnh chiếm 10-16%, còn lại là các loại thủy sản khác như cá hồi tươi, cá hồi đông lạnh, tôm hùm, cá hộp, nghêu sò và nhiều loại cá biển. Chỉ riêng cá hồi, bình quân mỗi năm có khoảng 1.500 tấn được nhập về từ các nước châu Âu để chế biến, tái xuất và tiêu thụ trong nước.

Theo dự báo của Bộ Thủy sản, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 đến 10%/năm, với giá trị khoảng 190 triệu USD/năm.

Xã hội hoá kiểm nghiệm chất lượng thuỷ sản

Cũng tại văn bản thông báo ý kiến của Chính phủ về kiến nghị của VASEP, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ Tài chính, NN-PTNT nghiên cứu phương án tính phí và lệ phí kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản bảo đảm nguyên tắc thu đúng, thu đủ, phù hợp.

Bộ NN-PTNT có giải pháp đẩy nhanh việc xã hội hóa các dịch vụ công, trong đó có hoạt động kiểm nghiệm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Theo ông Trần Thiện Hải, hiện các DN thủy sản đang phải tự kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và sản phẩm của mình, lại phải chịu toàn bộ chi phí cho các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra điều kiện sản xuất và các lô hàng trước khi xuất khẩu, với chi phí đến 1.000 USD/lô hàng. Điều này là quá khả năng chịu đựng của DN. 

Các DN cũng phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về tài chính lẫn uy tín khi các sản phẩm xuất khẩu bị nước ngoài phát hiện nhiễm dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm; trong khi nguyên nhân không phải do DN mà do từ các khâu trước đó gây ra. Đó là cả một chuỗi trong quá trình sản xuất, từ sản xuất con giống, nuôi trồng đến thu mua, dự trữ... trước khi DN mua về chế biến.

Do vậy, việc tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kiểm soát, kiểm tra dư lượng kháng sinh bị cấm trước khi cho sản phẩm lưu hành là rất cần thiết. VASEP mong muốn sớm có quy chuẩn quốc gia vệ sinh ATVSTP và quy định bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (trong đó có các DN thủy sản) phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định mới được hoạt động. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu và lưu thông, sử dụng các kháng sinh, hóa chất bị cấm trong bảo quản nguyên liệu.

Hà Yên

(NTNT)

Các tin khác đã đăng:
    Cổ phiếu ngành thủy sản tăng trưởng cao (--)
    THÔNG BÁO MỜI THẦU (--)
    Công ty cổ phần Thuỷ sản số 4 đầu tư hai dự án lớn (--)
    THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN RA BÊN NGOÀI (TS4) (--)
    THÔNG TIN VỀ VIỆC BÁN ĐẤU GÍA 2.000.000 CỔ PHIẾU TS4 (--)
    Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tại buổi làm việc với VASEP (--)
    Sẽ có Tổng cục Thủy sản trong Bộ NN-PTNT (--)
    THUỶ SẢN SỐ 4 SẼ TRỞ THÀNH DOANH NGHIỆP TẦM CỠ VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN (--)
    Bộ Thủy sản hợp nhất vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Lễ bàn giao giữa Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc và Bộ trưởng Cao Đức Phát (--)
    CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 (TS4) (--)
    V/v niêm yết và giao dịch cổ phiếu (--)
    Seapriexco No4: Nhật Bản là thị trường lớn nhất (--)
    Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho CTCP Thuỷ sản số 4 (--)
    THÔNG BÁO MỜI THẦU (--)
    Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Thuỷ sản số 4 (--)
    SEAPRIEXCO N04: Kim ngạch XK tháng 3/2007 đạt 1,2 triệu USD (--)
    CÔNG BỐ THÔNG TIN (--)
  Cong ty Co phan Thuy san so 4
  TÌM KIẾM
  LIVE CHAT
Kinh doanh
Tư vấn - Hỗ trợ
  BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN
» Sàn TP.HCM   » Sàn Hà Nội
 CK     TC    Giá      KL     +/-
(Nguồn: Cty Chứng khoán Vietcombank)
  QUẢNG CÁO
Doanh nghiệp 24G kinh doanh từng phut
 

320 Hưng Phú, Phường 9, Quận 8 , Tp.HCM, Việt Nam
Tel: 84.8.39543 361                   Fax: 84.8.39543362
Email: seafoodno4@vnn.vn     Website: www.seafoodno4.com
EU Code  : DL 400 - DL 516
Người công bố thông tin : Bà Đỗ Thanh Nga -  Tel : 08.39543 369  , HP : 0903325070 

© 2007 Công ty Cổ phần Thủy sản số 4. Developed by Phuong Dong Co., Ltd.