TPP GÂY KHÓ CHO XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA TRUNG QUỐC
Thứ 3, 01/12/2015 | 10:21 GTM +07
(vasep.com.vn)
Do nhu cầu thấp và áp lực của hiệp định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc sẽ phải tập trung vào thị trường nội địa đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, thay vì XK.
Nông - thủy sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn tại các thị trường trọng điểm: phải cạnh tranh về giá với các nước đã ký TPP.
Vấn đề lớn hơn mà Trung Quốc sẽ gặp phải là tìm nguồn hàng nông sản và thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước. Tiêu thụ protein tăng cùng sự phát triển kinh tế. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn thủy sản NK. Trong khi đó, mức thuế NK của nước này lại cao hơn các nước TPP. Do đó, khi TPP đi vào hiệu lực, rất có thể, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với nhiều thị trường khác.
Nếu Trung Quốc mất khá nhiều vì TPP thì Việt Nam lại là nước được lợi. XK từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng. Trung Quốc trở thành thị trường XK thủy sản lớn thứ 3, sau EU và Mỹ. Theo TPP, thuế trên nhiều loại thủy sản đông lạnh sẽ giảm (chưa tính ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá). Trước khi xem giá tại Trung Quốc, người ta bắt đầu tham khảo giá của Việt Nam, nhất là đối với tôm.
FTA giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội cho thủy sản Việt tại thị trường Trung Quốc. Trung Quốc NK thủy sản từ Việt Nam, sau đó chế biến và XK sang các thị trường, chủ yếu là sang Mỹ. Với TPP, nhiều khả năng các nhà NK của Mỹ sẽ lấy nguồn từ Việt Nam và không qua Trung Quốc nữa.
Hoàn tất việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là kết quả của việc tôn trọng thể chế, lợi ích của nhau, cùng hướng đến việc xây dựng lòng tin để cùng nhau hợp tác thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại sâu sắc hơn. Nếu Việt Nam được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường thì Việt Nam sẽ không phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá như hiện nay.
Như vậy, để tránh sự cạnh tranh gay gắt tại Mỹ và tránh việc quá phụ thuộc vào nguồn cung từ Việt Nam, Trung Quốc sẽ phải tăng sản xuất thủy sản phục vụ nhu cầu nội địa. Rất có thể sẽ có những DN thủy sản Trung Quốc xây dựng cơ sở tại Việt Nam để tận dụng các cơ hội TPP. Việt Nam hiện vẫn thu hút được nguồn vốn FDI nhờ chi phí lao động thấp và cũng là trạm trung chuyển đến các thị trường trọng yếu. Thủy sản của Trung Quốc hiện đang chuyển đổi dần từ XK sang tập trung vào thị trường nội địa. Sau TPP, quá trình chuyển đổi sẽ mau lẹ hơn nhiều.
Thu Trang (Theo Seafood Source)
|